Tiêu chuẩn chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng là một trong những tiêu chuẩn kỹ thuật quan trọng trong xây dựng. Đây là yếu tố được nhà nước thực hiện thông qua các quy định và có điều lệ rõ ràng. Hãy cùng Nam Trung Cons tìm hiểu phạm vi chiếu sáng nhân tạo đối với các công trình dân dụng và các thông số kỹ thuật ánh sáng đèn điện trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn chiếu sáng nhân tạo cho công trình dân dụng

Quy định phạm vi áp dụng tiêu chuẩn chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng được thực hiện trên các công trình như sau:
- Điểm đỗ giao thông công cộng ngoài trời, hệ thống đèn điện cho đường, cầu và đường hầm dành cho người đi bộ. Các công trình bên ngoài các khu trường học và bệnh viện. Đặc biệt là trung tâm thương mại, hội chợ triển lãm.
- Công viên vườn hoa cùng các công trình tượng đài và đài kiến trúc.
Tiêu chuẩn chiếu sáng nhân tạo được thực hiện thông qua các quy phạm sau:
- TCVN 4400: 57 liên quan đến Kỹ thuật chiếu sáng. Các Thuật ngữ và định nghĩa về chiếu sáng nhân tạo được cung cấp tại TCVN 4400: 57.
- TCXDVN 259:2001: Tiêu chuẩn TK chiếu sáng nhân tạo dành cho các công trình như đường phố và quảng trường đô thị.
- 11 TCN 18:1984: Tiêu chuẩn quy phạm trang bị điện với các quy định chung (Phần 1).
- 11 TCN 19:1984: Quy phạm trang bị điện. Nội dung liên quan đến hệ thống đường dây dẫn điện (Phần 2)
- TCVN 5828:1994: Tiêu chuẩn về đèn chiếu sáng đường phố – Yêu cầu kỹ thuật.
- TCVN 4086:1985: Tiêu chuẩn về phạm an toàn lưới điện trong xây dựng.
- TCVN 4756:1989: Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện.
Một số thuật ngữ liên quan đến chất lượng ánh sáng
Để hiểu về tiêu chuẩn chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng, xây dựng nhà xưởng, cần hiểu một số thuật ngữ theo tiêu chuẩn Việt nam TCVN 4400:1987 và TCXDVN 333:2005. Ngoài ra, chúng ta cần hiểu rõ một số thuật ngữ được sử dụng nhiều trong chiếu sáng nhân tạo như:
- Độ chói mặt đường trung bình: được ký hiệu là ký hiệu Ltb, đơn vị đo là cd/m2. Đây là thuật ngữ nói về độ chói trung bình trên mặt đường.
- Hệ số đồng đều chung: được ký hiệu Uo dùng để tính tỷ số giữa độ chói cực tiểu và độ chói trung bình được chiếu sáng trên các mặt đường.
- Hệ số đồng đều dọc: được ký hiệu là UI. Hệ số này được dùng để tính độ chói của mặt đường theo phương dọc. Tính bằng cách đo tỷ số giữa độ chói cực tiểu và độ chói cực đại theo phương dọc của mặt đường.
- Hệ số đồng đều chung theo độ rọi: ký hiệu UoE dùng để tính độ rọi cực tiểu và trung bình của ánh sáng nhân tạo trên mặt đường.
- Mức tăng ngưỡng: được ký hiệu là TI. Thuật ngữ này dùng trong các công thức tính độ chói lóa, gây mờ từ ánh sáng nhân tạo.
- Chói loá mờ: là một thuật ngữ phản ánh hiện tượng suy giảm khả năng phân biệt trong môi trường ánh sáng nhân tạo quá cao so với mắt người nhìn.

Các thông số yêu cầu về chất lượng ánh sáng

Dưới đây là những thông số về yêu cầu chất lượng ánh sáng, chúng tôi sẽ chi tiết các thông số với 7 tiêu chí được chia nhỏ bên dưới:
Loại bóng đèn sử dụng
Các loại bóng đèn phóng điện gồm huỳnh quang, thủy ngân cao áp hoặc bóng đèn Metal Halide hay Natri cao áp và bóng đèn Natri thấp áp đều có những tiêu chuẩn chiếu sáng nhân tạo riêng trước khi được lắp đặt. Ngoài ra, bóng đèn sợi đốt halogen cũng như các nguồn sáng đặc thù đến từ đèn LED đều có các tiêu chuẩn sử dụng và lắp đặt riêng.
Các loại bóng đèn này khi sử dụng phải có đầu cốt nối dây điện để bảo vệ đèn hoặc đèn LED. Các mã sản phẩm được cung cấp theo tiêu chí chiếu sáng đạt chuẩn. Tùy vào khu vực yêu cầu mức ánh sáng thấp hay cao để có những sản phẩm với thông số thích hợp.
Yêu cầu về cơ sở hạ tầng
Yêu cầu kỹ thuật cơ sở hạ tầng để hỗ trợ là một trong những tiêu chuẩn chiếu sáng nhân tạo được đưa ra với các thông số kỹ thuật. Trong quá trình vận hành, ánh sáng chiếu sáng nhân tạo kết hợp với cơ sở hạ tầng đạt chuẩn để đảm bảo ánh sáng chiếu sáng lý tưởng nhất.
Điều khiển chiếu sáng từ xa
Các công trình ánh sáng nhân tạo có điều khiển từ xa cũng được quản lý theo các tiêu chí cụ thể. Các hệ thống này được vận hành và quản lý độc lập, thiết kế kỹ thuật cơ sở hạ tầng thích hợp để có nguồn cấp và điều khiển chuyên nghiệp, an toàn.
Độ rọi tiêu chuẩn
Bậc thang và độ rọi tiêu chuẩn chiếu sáng nhân tạo được tính theo các thông số như sau. Bậc thang được ký hiệu bằng chữ số la mã. Độ rọi được ký hiệu bằng số + ký hiệu (lx).
- I: 0,5 (lx).
- II: 1 (lx).
- III: 2 (lx).
- IV: 3 (lx).
- V: 5 (lx).
- VI: 7 (lx).
- VII: 10 (lx).
- VIII: 20 (lx).
- IX: 30 (lx).
- X: 50 (lx).
- XI: 75 (lx).
- XII: 100 (lx).
- XIII: 150 (lx).
- XIV: 200 (lx).
- XV: 300 (lx).
- XVI: 400 (lx).
- XVII: 500 (lx).
- XVIII: 600 (lx).
- XIX: 750 (lx).
- XX: 1000 (lx).
- XXI: 1250 (lx).
- XXII: 1500 (lx).
- XXIII: 2000 (lx).
- XXIV: 2500 (lx).
- XXV: 3000 (lx).
Với các công trình dân dụng nằm ở các vị trí quan trọng sẽ được kiểm tra và nghiêm thu công trình kỹ lưỡng. Nguyên dân do công trình không đảm bảo độ rọi sẽ không đảm bảo độ chói mặt được lý tưởng. Nếu chói lóa mờ sẽ rất khó để tiếp nhận ánh sáng từ mắt người. Ngoài ra, tiêu chuẩn chiếu sáng nhân tạo này cũng sẽ ảnh hưởng đến các vấn đề ô nhiễm ánh sáng,…
Hệ số duy trì của bóng đèn
Tiêu chuẩn chiếu sáng nhân tạo cũng có hệ số duy trì bóng đèn. Hệ số này sẽ tùy thuộc vào các yếu tố của đèn theo các tiêu chuẩn như:
- Chu kỳ bảo dưỡng của bóng đèn từ 12 tháng cho đến 36 tháng.
- Cấp độ bảo vệ của bóng đèn theo từng khu vực theo nông thôn, đô thị, khu công nghiệp…
- Phân loại các môi trường để đánh giá mức độ duy trì của bóng đèn theo từng khu vực theo nông thôn, đô thị, khu công nghiệp,…
Tiêu chuẩn IP

Đặc điểm, phân loại môi trường làm việc theo tiêu chuẩn chiếu sáng nhân tạo IP sẽ được chia theo các mức độ sau:
- IP23: Cấp bảo vệ tối thiểu dành cho các đèn lắp đặt trong khu vực nông thôn.
- IP44: Đèn lắp đặt trong đô thị vừa và nhỏ cùng với hệ thống đèn tại khu công nghiệp nhẹ và khu nhà ở.
- IP54: Đèn lắp đặt trong đô thị lớn hoặc hệ thống đèn lắp trong các khu công nghiệp nặng: Phần quang học.
- IP44: Các loại đèn đặt dưới độ cao 3m.
- IP55: Các loại đèn lắp đặt trong hầm và lắp đặt trên thành cầu.
- IP67: Đèn lắp đặt ở các vị trí có khả năng xảy ra úng ngập.
- IP68: Hệ thống đèn phải thường xuyên làm việc trong điều kiện khắc nghiệt, ngâm nước liên tục.
Cột đèn chiếu sáng
Đối với các thiết bị chiếu sáng và các thiết bị đi kèm như cột đèn chiếu sáng cũng có những tiêu chuẩn chiếu sáng nhân tạo riêng. Các quy định này sẽ dựa trên các yếu tố về tính thẩm mỹ, phù hợp với cảnh quan môi trường, đảm bảo phù hợp với thời tiết, các chuẩn quy định trong việc bảo vệ môi trường và bảo dưỡng cột đèn chiếu sáng. Ngoài ra, còn đảm bảo các yếu tố liên quan đến vấn đề về ô nhiễm ánh sáng. Đèn chiếu đường phố và đèn chiếu đường hầm sẽ sử dụng điện áp không quá 1000V.
Có rất nhiều thông tin về tiêu chuẩn chiếu sáng nhân tạo dành cho nhiều lĩnh vực khác nhau. Trên đây chỉ là dành cho ánh sáng nhân tạo trong công trình dân dụng. Các công trình đô thị, thương mại và một số ánh sáng tại các công trình đặc thù khác sẽ có những tiêu chuẩn khác nhau. Nam Trung Cons sẽ cung cấp thêm nhiều tiêu chuẩn chiếu sáng cho các lĩnh vực khác ở những chuyên đề tiếp theo.
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ & XÂY DỰNG NAM TRUNG
- Trụ sở chính: 119 Lê Lợi, Phường Phú Mỹ, Thi xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
- VPĐD: A04 – 19 Tòa nhà Lavita Charm, đường số 1, Phường Trường Thọ, Tp. Thủ Đức.
- Điện thoại: 0908 42 42 72 – (0254) 392 39 88 – 392 39 89
Leave A Comment