Nếu các bạn đang tìm hiểu tại sao thi công tăng cứng, xoa nền Hardener ngày càng phổ biến trong xây dựng như tăng cứng sàn kho bãi, trường học, nhà xưởng,… Tất cả các thắc mắc sẽ được Nam Trung Cons giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Hardener là gì? Đặc tính của Hardener
Hardener là gì?
Hardener là một hỗn hợp dung dịch thân thiện với môi trường như: kretop, sikafloor,… được sử dụng trên bề mặt bê tông hoặc các sàn công nghiệp.
Hardener được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng với mục đích tăng cứng bề mặt bê tông khi đang thi công nhằm tăng khả năng chống bị mài mòn và gia tăng khả năng liên kết của bề mặt bê tông. Vừa giúp bảo vệ bề mặt bê tông khỏi các tác động bên ngoài vừa dễ dàng vệ sinh chống bám bụi vì độ bóng bề mặt.
Sử dụng Hardener trong thi công tăng cứng nhằm nâng cao chất lượng thi công và có khả năng chịu tải tốt hơn. Vì vậy, rất nhiều nhà đầu tư quan tâm dùng Hardener trong các xây dựng nhà xưởng, trường học,…

Phân loại Hardener
Hardener được chia thành 2 dạng: dạng lỏng và dạng bột. Vì vậy, hardener thường có những màu sắc đặc trưng khác nhau như:
Hardener dạng lỏng
Hardener có tác dụng hai chiều, chính vì vậy khi thẩm thấu vào bê tông thì hợp chất này phản ứng hóa học với vôi và xi măng khiến bề mặt bê tông đông cứng lại. Lớp dày đặc khiến bề mặt không bị thấm nước.
- Làm cứng bề mặt bê tông lên tới 30%, chống thấm các hóa chất như dầu nhớt.
- Thúc đẩy độ thẩm thấu bề mặt bê tông (dày 6-7 mm)
- Dễ dàng thi công và dễ dàng bảo trì
- Ngăn ngừa nấm mốc cũng như các vi khuẩn ăn mòn
- Về màu sắc thì có 2 loại: Hardener màu xám: được sử dụng trong hầu hết các công trình. Hardener màu xanh: được sử dụng trong các xưởng sản xuất thực phẩm hay mỹ phẩm.
Hardener dạng bột
Loại bột được chế biến sẵn dễ dàng sử dụng, chất lượng cao và ổn định. Thường được sử dụng ở những khu vực đi bộ, khu vực chịu tải trọng vừa và nặng.
- Khối lượng thể tích Hardener dạng bột dao động 1,4 kg/lít
- Nhiệt độ khi thi công: 6 – 40 độ C
- Độ mài mòn nhỏ hơn 80mg/cm2
- Cường độ uốn tuổi 28 ngày: ≥ 4 N/mm2
- Cường độ nén tuổi 28 ngày: ≥ 40 N/mm2
- Định mức VL khoảng từ 3.5 đến 8kg tùy theo nhu cầu
- Về màu sắc: Hardener xoa nền màu vàng hoặc đỏ
Sản phẩm tăng cứng Hardener có màu sắc đa dạng giúp tăng tính thẩm mỹ và dễ dàng kết hợp với từng dự án và từng công trình. Tuy nhiên, sự khác nhau về giá cả lớn khiến hardener màu đỏ và vàng ít được sử dụng hơn.

Ưu nhược điểm bê tông Hardener
Ưu điểm
- Biện pháp thi công hữu dụng và tối ưu chi phí tối đa. Bảo vệ mặt sàn bê tông khỏi những tác động bên ngoài, giúp làm tăng tuổi thọ cho công trình.
- Tăng cứng cho nền bê tông và tăng khả năng chịu lực, mài mòn bề mặt sàn bê tông, tạo một nền bê tông vững chắc.
- Tăng khả năng chống thấm và chống rạn nứt bề mặt bê tông giúp công trình bền và đẹp. Sau khi sử dụng tăng cứng lên 50%, sàn bê tông sẽ được làm bóng, chống thấm nước rất đẹp.
- Hardener an toàn, thân thiện với môi trường và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
- Giúp chống lại các bụi bặm gây hư hại cho máy móc và hàng hóa, từ đó đỡ tốn chi phí bảo trì.
- Ngăn ngừa nấm mốc và các vi khuẩn, ngăn không cho bê tông bị chuyển hóa thành màu vàng.
Nhược điểm
Tuy có nhiều ưu điểm nhưng Hardener vẫn tồn tại hạn chế: Nền bê tông hơi bóng sau khi thi công xong.

Quy trình thi công Hardener
Quy trình thi công Hardener dạng bột
- Bước 1: Rải bột lớp đầu tiên theo các ô được chia nhỏ trên sàn. Đánh dấu các ô và sắp xếp đủ nguyên vật liệu trước sau khi thời gian chờ bề mặt bê tông khô.
- Bước 2: Rải lớp bột thứ hai lên bề mặt bê tông khi đang còn ẩm.
- Bước 3: Xoa bề mặt bê tông bằng máy xoa sau khi lớp bột thứ hai tối màu lại.
- Bước 4: Hoàn thiện sàn bê tông bằng cách xoa máy thêm tùy vào độ rắn và bóng của mặt bê tông. Nếu bạn sử dụng Hardener nhạt màu thì nên thay lưỡi xoa khác loại thép khi xoa từ lớp thứ hai.
Quy trình thi công Hardener dạng lỏng
- Bước 1: Chuẩn bị tốt bề mặt sàn thi công. Dọn sạch bề mặt bê tông, loại bỏ hết các bám bẩn và giữ khô ráo bề mặt bê tông phẳng.
- Bước 2: Sử dụng máy công nghiệp làm phẳng. Sau đó, dùng máy xoa đều sàn bê tông cho đến khi có độ láng mịn nhất định. Sau 3 ngày kể từ ngày xoa nền, bắt đầu thi công thẩm thấu khi bề mặt bê tông đã hoàn toàn khô.
- Bước 3: Phủ lớp thẩm thấu theo định mức của từng loại hóa chất có sẵn. Chúng có mục đích sử dụng khác nhau và được mô tả rất kỹ lưỡng về liều lượng trong hướng dẫn sử dụng. Vì vậy, tránh xảy ra tình trạng quá thừa hoặc quá ít vì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của bề mặt bê tông.
- Bước 4: Giai đoạn làm bóng bề mặt, sử dụng máy đánh bóng bề mặt sàn sau khi lớp thẩm thấu đã khô hẳn.

Ứng dụng của bê tông Hardener trong xây dựng
Hardener là sự lựa chọn hàng đầu của các nhà thầu trong việc lựa chọn sản phẩm tăng cứng. Thi công tăng cứng Hardener có thể ứng dụng với các công trình như:
- Sàn bê tông dân dụng và công nghiệp không yêu cầu về tải trọng cao.
- Sàn nhà máy lắp ráp xe hơi, sản xuất cơ khí hay xưởng bảo trì máy bay.
- Sàn nhà máy may như: nhà máy dệt may, sợi, thêu, nhuộm.
- Sàn nhà máy sản xuất giấy, bao bì giấy, in ấn.
- Sàn nhà xưởng chế biến gỗ và nội thất.
- Sàn nhà máy, nhà xưởng chế biến thuỷ hải sản.
- Sàn nhà máy sản xuất, tái chế nhựa, bao bì nhựa, kho hàng.
- Sàn tầng hầm của khu chung cư, các trung tâm thương mại, các tòa cao ốc, siêu thị hay các bãi đậu xe.

Lưu ý khi sử dụng Hardener trong công trình
Sản phẩm này có chứa bột xi măng nên ẩm ướt sẽ gây hại trực tiếp đến da. Trong quá trình sử dụng, tránh hít phải bụi và tiếp với da và mặt.
Ở nơi có độ ẩm tương đối thấp, rất dễ xảy ra hiện tượng tạo các đốm trắng trên bề mặt nếu có những luồng gió mạnh.
Sử dụng quần áo bảo hộ phù hợp, găng tay và khẩu trang bảo vệ sức khỏe trong quá trình thi công.
Trường hợp dính vào da, rửa sạch với nước, sau đó rửa kỹ bằng xà phòng. Nếu lỡ nuốt phải, phải đến các trung tâm y tế ngay lập tức.
Bài viết trên cung cấp cho các bạn các thông tin về Hardener cũng như các ứng dụng của Hardener trong các công trình xây dựng. Hy vọng qua bài viết này của Nam Trung Cons, bạn sẽ có thể hiểu hơn về Hardener cũng như lựa chọn được Hardener phù hợp với dự án đang thi công của bạn.
Leave A Comment