Tổng quan về móng nhà xưởng

Móng nhà xưởng là một bộ phận quan trọng bậc nhất. Nó là nền tảng, cơ sở đảm bảo độ vững chắc của công trình. Do đó, khi thiết kế và thi công móng nhà xưởng cần lưu ý đảm bảo yêu cầu nghiêm ngặt về độ chịu lực cũng như độ lún.

Móng nhà xưởng là gì?

Móng là kết cấu kỹ thuật nằm dưới cùng của một công trình xây dựng nhà xưởng, nhà thép tiền chế, hoặc công trình xây dựng.

Nó chịu trực tiếp tải trọng của công trình và truyền tải đó vào nền đất bảo đảm cho công trình có thể đứng vững dưới tác động của trọng lực hoạt tải sử dụng và các điều kiện tải trọng khác.

móng nhà xưởng
Tổng quan về móng nhà xưởng

Các loại móng nhà xưởng

Có 4 loại móng thường được sử dụng trong xây dựng nhà dân dụng, nhà công nghiệp:

Móng Đơn

Móng đơn

Móng đơn chính là các loại móng đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau có tác dụng chịu lực.

Loại móng này được sử dụng dưới chân cột nhà, cột điện, mối trụ cầu,… Móng đơn nằm riêng lẻ, trên mặt đất có thể là hình vuông, chữ nhật, tám cạnh, tròn,…

Móng đơn có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp. Loại móng này cũng thường dùng khi sửa chữa cải tạo nhà nhỏ lẻ và cũng là giải pháp tiết kiệm nhất trong các loại móng.

Móng Cọc

Móng cọc là các loại móng gồm có cọc và đài cọc, dùng để truyền tải trọng của công trình xuống lớp đất tốt đến tận sỏi đá nằm ở dưới sâu.

Người ta có thể đóng, hạ những cây cọc lớn xuống các tầng đất sâu, nhờ đó làm tăng khả năng chịu tải trọng lớn cho móng nhà xưởng.

Cọc tre, cọc cừ tràm ở Việt Nam được sử dụng như một biện pháp gia cố nền đất dưới móng công trình.

Ngoài ra ngày nay thường sử dụng cọc bê tông cốt thép bằng phương pháp ép cọc xuống nền đất tốt.  

Móng băng

Móng băng là loại móng thường có dạng một dải dài, có thể độc lập hoặc giao nhau (cắt nhau hình chữ thập), để đỡ tường hoặc hàng cột.

Việc thi công móng băng thường là việc đào móng quanh khuôn viên công trình (tòa nhà) hoặc đào móng song song với nhau trong khuôn viên đó.

Trong xây dựng nhà, móng băng hay dùng nhất, vì nó lún đều hơn và dễ thi công hơn móng đơn.

Khi các hàng cột hoặc tường có cả hai phương thì dải móng băng giao nhau có dạng ô cờ trên mặt bằng. Móng băng ở hồi nhà thường dùng phải tốt hơn móng băng dọc nhà, móng băng tường ngăn. Thường đặt đáy móng băng cùng chiều sâu nên móng băng ở hồi nhà thường rộng hơn

Móng bè

Móng Bè

  • Móng bè bao gồm các loại
  • Móng bè phẳng
  • Móng bè dạng hộp
  • Móng bè có gân
  • Móng bè nấm.

Mong bè trải rộng dưới toàn bộ công trình để giảm áp lực của công trình lên nền đất.

Đây là một loại móng được dùng chủ yếu ở nơi có nền đất yếu, sức kháng nén yếu dù không hay có nước hoặc do yêu cầu cấu tạo của công trình.

Trong các loại hình móng nêu trên, móng đơn và móng cọc ép được sử dụng nhiều nhất trong xây dựng nhà xưởng công nghiệp.

Cấu tạo điển hình của móng nhà xưởng

Bản móng (đài móng)

Đài móng (đối với móng cọc) là bộ phận liên kết các cọc cùng với nhau và có tác dụng phân bổ lực, tăng độ bền cho công trình. Giúp bảo đảm cân bằng lực cho toàn bộ bề mặt & toàn bộ diện tích phần nền móng.

Việc thiết kế đài móng còn phụ thuộc vào địa chất khu vực xây dựng. Chiều sâu chôn đài và cả chiều cao đài đều được tính toán kỹ lưỡng bởi các kỹ sư kết cấu. Đồng thời, bản thiết kế này cần tuân thủ những quy định trong quy chuẩn xây dựng. Nhằm bảo đảm được tải trọng công trình. Những thông số này đều được thể hiện một cách chi tiết trong bản vẽ thiết kế.

Bản móng (đối với móng đơn) hình chữ nhật, có độ dốc vừa phải để khi thi công không làm tuột bê tông. Trên bản móng thường có gờ giúp tăng độ cứng cho móng.

Giằng móng

Giằng móng (hay đá kiềng) là đà liên kết ngang giữa các móng. Giằng móng đặt tại cao độ nền công trình với 2 chức năng: đỡ tường ngăn và chống độ lún lệch giữa các móng, nếu đà giằng móng dùng để liên kết chống lún lệch thì móng phải có kích thước đảm bảo nhận được vai trò này.

Cổ móng

Chiều cao cổ móng nhà xưởng được thiết kế để có thể đảm bảo độ sâu chôn móng trong đất, đáp ứng được các yêu cầu của hệ thống cấp thoát nước, hầm hố ga và đế móng có chiều sâu đặt trên nền đất tốt bên dưới, chiều sâu này còn được xem xét đến ảnh hưởng của vị trí mực nước ngầm.

Chiều sâu chôn móng góp phần gia tăng khả năng chịu tải và ổn định của nền đất, trường hợp nhà có tầng hầm chiều cao được quy đổi theo công thức tính chuẩn.

Tại Nam Trung Cons – một công ty kết cấu thép, thiết kế và xây dựng các công trình nhà xưởng công nghiệp, nhà thép tiền chế, nhà kho và các công trình công nghiệp, hạ tầng, dân dụng,…

Với triết lý kinh doanh “Nhận niềm tin, trao giá trị”, luôn muốn đem đến sự thành công cho tất cả đối tác và khách hàng. Bởi vì chúng tôi tâm niệm rằng, sự thành công của Quý đối tác sẽ là sự thành công và phát triển của chính Công ty chúng tôi.

  • CÔNG TY CP TƯ VẤN THIẾT KẾ & XÂY DỰNG NAM TRUNG
  • Địa Chỉ : 119 Lê Lợi, Phường Phú Mỹ, Thị xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà rịa – Vũng tàu
  • Điện Thoại : 0908 42 42 72
  • (0254) 392 3988 / 392 3989
  • Email : info@namtrungcons.com
By | 2023-03-28T09:54:38+07:00 June 1st, 2021|Kiến Thức, Tin Tức|

Leave A Comment

Lấy Báo Giá