Cách tính độ dốc mái nhà công nghiệp theo tiêu chuẩn

Cách tính độ dốc mái nhà công nghiệp, nhà xưởng một cách chính xác giúp cho việc thiết kế và thi công dể dàng và đạt hiệu quả cao trong hoàn thành dự án nhà công nghiệp. Cùng Công ty kết cấu thép Nam Trung tìm hiểu các tính độ dốc đúng tiêu chuẩn nhé !

Tiêu chuẩn độ dốc mái tôn nhà xưởng nhà công nghiệp

Để làm đúng tiêu chuẩn về cách tính độ dốc mái nhà xưởng nhà công nghiệp buộc phải tuân thủ tiêu chuẩn xây dựng nhà xưởng cũng như nhà thép tiền chế. Nhà xưởng nhà công nghiệp thường là loại nhà có diện tích bề mặt lớn, nếu áp dụng lợp mái tôn cần chọn độ dốc tối thiểu 10%, tối đa 30%.

Lợp mái nhà xưởng cần đảm bảo đúng tiêu chuẩn độ dốc mái tôn vật liệu vì nhà xưởng chứa nhiều dụng cụ, thiết bị quan trọng. Ốc vít lợp mái tôn nên là loại ốc vít làm từ thép không gỉ mạ crom. Trong quá trình lợp tôn nên sử dụng thêm keo kết dính.

Tuỳ theo điều kiện của vật liệu lợp như thế nào và yêu cầu của việc xây dựng ra sao. Mái nhà sản xuất được thiết kế thoát nước bên trong, bên ngoài và được nối với hệ thống thoát nước chung của xí nghiệp trong quá trình tính độ dốc mái nhà công nghiệp.

Thoát nước ở bên trong cần dùng hệ thống máng treo hay dùng ống dẫn nước xuống mương nước trong phân xưởng. Mương thoát nước phải được trang bị nắp đậy bằng bê tông và có thể tháo lắp thuận tiện.

Độ dốc mái nhà công nghiệp
Độ dốc mái nhà công nghiệp

Theo tiêu chuẩn tính độ dốc mái của Việt Nam, độ dốc thiết kế mái được qui định.

TCVN 4604:2012 XÍ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP – NHÀ SẢN XUẤT – TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ

Tùy thuộc vào vật liệu lợp, độ dốc của mái nhà sản xuất theo tuân chuẩn như sau:

  • Tấm lợp amiăng xi măng: từ 30% đến 40%;
  • Mái lợp tôn múi: từ 15 % đến 20 %;
  • Mái lợp ngói: từ 50 % đến 60 %;
  • Mái lợp tấm bê tông cốt thép: từ 5 % đến 8 %.”

Công thức tính độ dốc mái nhà xưởng

Bạn cần phân biệt độ dốc mái (%) và góc dốc (độ) trong cách tính độ dốc mái tôn. Nhiều người nhầm tưởng độ dốc 100% là góc 90 độ nhưng thực chất lại không phải như vậy. Độ dốc 100% có góc 45 độ khi chiều cao H = chiều dài L của mái dốc. Trong thực tế cuộc sống cũng như trong kỹ thuật, cách tính độ dốc đơn giản hơn góc dốc nên người ta thường sử dụng khái niệm độ dốc.

Độ dốc mái tôn là tỷ số giữa Chiều cao/Chiều dài mái tôn được tính bằng công thức:

i = H/L x 100%,

Trong đó :

i là độ dốc

H là chiều cao mái

L là chiều dài của mái.

công thức tính độ dốc mái nhà công nghiệp
Công thức tính độ dốc mái nhà công nghiệp

Ví dụ công thức tính độ dốc mái nhà công nghiệp

Theo công thức bên trên để tính độ dốc mái nhà công nghiệp ta làm theo ví dụ như sau :

Ta có chiều cao H = 1m, chiều dài mái L = 10m ? i = 1 / 10 x 100% = 10%. Vậy độ dốc mái là 10%

Cách tính độ dốc mái nhà xưởng bằng công thức tìm góc dốc anpha

anpha = arctang (H/L) / 3,14 x 180

Ví dụ :

Độ dốc mái là 10%. Ta có H = 1m, L = 10m

? anpha = arctang (1/10) / 3,14 x 180 = 5,7 độ.

Vậy góc dốc mái tôn 5,7 độ

Vậy là chúng ta đã hoàn thành phần tính toán độ dốc mái của nhà xưởng, nhà công nghiệp, giờ chúng ta chuyển sang tìm hiểu thiết kế và tính toán ống thoát nước mưa cho nhà xưởng nhé .

Thiết Kế & Tính Toán Ống Thoát Nước Mưa Cho Nhà Xưởng

tính toán thoát nước mưa cho nhà xưởng
Tính toán thoát nước mưa cho nhà xưởng

Tuy là hạng mục nhỏ như hệ thống thoát nước mưa trên mái cũng có cấu tạo thành nhiều hợp phần khác nhau như: Máng hứng nước mưa, phễu thu, ống dẫn,…

Tuy tất cả hệ thống thoát nước mưa đều có cấu tạo đơn giản như vậy nhưng khi thiết kế và thi công cần phải hoán đổi, thay thế cho phù hợp giữa thoát nước mưa mái dốc và thoát nước mưa mái bằng nhằm đem lại hiệu quả cao trong quá trình thi công.

Tiêu chuẩn thoát nước mưa trên mái? Đường kính ống thoát nước mưa?

Đường kính ống thoát nước mưa là chủ đề được rất nhiều người quan tâm cho dù là công trình lớn hay nhỏ.  Để tính toán hệ thống thoát nước mưa nhà công nghiệp được hiệu quả thì nhất định cần phải tính toán được lượng mưa để từ đó đề ra những biện pháp thiết kế cũng như thi công đường ống thoát nước mưa hợp lý nhất.

Công thức tính lưu lượng thoát nước mưa trên mái? Xác định đường kính ống thoát nước mưa?

Xác định lưu lượng thoát nước mưa trên mái theo công thức sau:

 Q = K.S.q5/10000 (l/s)


Trongđó: S=Smái +0.3Stường


Với

  • Smái: diện tích của mái, được xác định bằng hình chiếu của mái;
  • Stường: Diện tích tường đứng trên mái hoặc tiếp xúc với mái(m2)
  • S: diện tích thu nước (m2)
  • K: hệ số lấy bằng 2
  • Q5: Cường độ l/s.ha tính cho địa phương có thời gian mưa 5 phút và chu kỳ vượt quá cường độ tính toán bằng 1 năm (p=1) tra trong phụ lục TCVN 4474 : 1987.
STTTrạmq5 (1/s.ha)Ghi chú
1Bắc Cạn421,9 
2Bắc Giang433,3 
3Bảo Lộc506,26 
4Buôn Mê Thuột387,7 
5Bắc Quang611,14Hà Tuyên
6Cà Mau507,4 
7Cửa Tùng384,28 
8Đô Lương450,30 
9Đà Lạt416,2Liên Khương
10Đà Nẵng370,6 
11Hoà Bình384,6 
12Hải Dương450,4 
13Hà Giang390 
14Hồng Gai478,9 
15Hà Nam433,3 
16Huế370,6 
17Hưng Yên450,4 
18Hà Nội484,6Láng
19Lào Cai450,4 
20Lai Châu391,2 
21Móng Cái524,5 
22Ninh Bình507,4 
23Nam Định433,3 
24Nha Trang281,68 
25Phù Liễn461,8 
26Plâycu392,26 
27Phan Thiết326,14 
28Quy Nhơn342,1 
29Quảng Ngãi416,2 
30Quảng Trị421,9 
31Thành phố Hồ Chí Minh496,0 
32Sơn La370,6 
33Sóc Trăng450,4 
34Sơn Tây484,6 
35Sapa262,3 
36Thái Bình484,6 
37Tam Đảo547,3 
38Tây Hiếu404,8 
39Tuy Hoà356,92 
40Thanh Hoá427,6 
41Thái Nguyên564,4 
42Tuyên Quang440,14 
43Vinh450,40 
44Văn Lí452,68Hà Nam Ninh
45Việt Trì509,68 
46Vĩnh Yên472,06 
47Yên Bái478,9 
Chú thích: 
Đối với các địa điểm xây dựng, không có trong danh mục trên có thể lấy trị số cường độ mưa của các địa phương lân cận để tính toán.
Chỉ số q5 ở một số địa phương
  • Tính toán số lượng ống đứng thu nước mưa cần thiết xác định theo công thức:

nôđ ≥ Q/qôđ

Trong đó:

  • Q: Lưu lượng tính toán nước mưa trên mái (l/s)
  • qôđ: Lưu lượng tính toán của 1 ống đứng thu nước mưa lấy theo bảng 9 TCVN 4474 : 1987
Đường kính phễu thu hoặc ống đứng (mm)80100150200
Lưu lượng tính toán cho một phễu thu nước mưa 1/s5121580
Lưu lượng tính toán nước mưa tính cho 1 ống đứng thu nước mưa 1/s10205080
  • Tính toán chọn đường kính ống thoát nước ngang (nối chân các ống đứng) với độ đầy ≤ 0.8

Để làm rõ vấn đề trên cũng như đưa ra được ví đụ cụ thể thì Nam Trung Cons đưa ra một ví dụ thực tế như sau:

Ví dụ: Tính toán thoát nước mưa mái nhà xưởng

Đối tượng tính toán: Mái nhà xưởng có diện tích 2780 m2, diện tích khác là 200m2. Địa điểm tính toán tại Hà Nội. Hãy các định số ống và kích thước ống thoát cho tòa nhà trên:

Lưu lượng nước mưa trên mái:

Qm= (K x F x q5)/10000 = (2 x (2780+200) x 484.6)/10000 = 289 l/s .

Q5 tại Hà Nội được tra là 484,6 lít/s.ha. Lưu lượng thoát nước của mỗi cầu chắn rác trên mái (33 ống, 33 cầu chắn rác). 289/33 ~ 9 l/s. ? Cầu chắn rác DN100 có khả năng thoát tối đa 12 l/s (theo bảng 9 TCVN 4474-1987). Chọn cầu chắn rác DN100.

Ngoài ra còn có tổng diện tích thu nước sân vườn khác là 500 m². Qsv = 48,46 ~ 50 l/s.– Lưu lượng thoát nước của mỗi ống DN100: 50/16~4 l/s. Ống DN100 có khả năng thoát tối đa 10 l/s (theo TCVN 4474-1987). Chọn ống thoát DN100.

Liên hệ

Công ty kết cấu thép và nhà thép tiền chế Nam Trung đã trải qua nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhà thép. Nếu bạn có nhu cầu báo giá, thiết kế, thi công vui lòng liên hệ:

 Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Thiết Kế & Xây Dựng Nam Trung

  • Địa chỉ: 119 Lê Lợi, Phường Phú Mỹ, Thị xã Phú Mỹ
    Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
  • Hotline: 0908 42 42 72
  • Số điện thoại bàn: (0254) 392 3988 / 392 3989
  • Phòng vật tư: 0908 573 272
  • E-mail: info@namtrungcons.com
By | 2023-03-28T10:02:23+07:00 July 23rd, 2021|Kiến Thức, Tin Tức|

Leave A Comment

Lấy Báo Giá

    error: Content is protected !!