Cầu trục hay cần trục nhà thép tiền chế là một trong những bộ phần cực kỳ quan trọng trong nhà thép tiền chế để đảm bảo mọi hoạt động sản xuất diễn ra đạt năng suất, trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về cầu trục cùng Nam Trung Cons nhé
Mục lục
Cầu trục nhà thép tiền chế là gì? Có những loại cầu trục nào?
Trong bài viết nhà thép tiền chế chúng ta đã tìm hiểu được cấu tạo nhà thép, trong bài viết này chúng ta sẽ đề cập đến cầu trục trong nhà thép tiền chế.
Cầu trục nhà thép tiền chế (cần trục): là một trong những thiết thiết bị nâng hạ gồm hai chuyển động chính là ngang và dọc trên cao nhà xưởng. Nó hoạt động trên hệ dầm đỡ, đặt ở trên cao của nhà xưởng, vận hành chủ yếu bằng các động cơ điện. Tác dụng của cầu trục: đảm bảo các thao tác nâng hạ; di chuyển tải trong không gian làm việc diễn ra nhanh chóng.

Khác với cổng trục (thường hoạt động ngoài trời), cầu trục hoạt động bên trong nhà xưởng công nghiệp, và được đặt trên cột thép hoặc cột bê tông có trong nhà máy.
Phân loại cầu trục nhà thép tiền chế
Phân loại cầu trục theo công dụng
- Cầu trục có công dụng chung: Chủ yếu dùng với móc treo để xếp dỡ, di chuyển lắp ráp và sửa chữa máy móc
- Cầu trục chuyên dùng: Được sử dụng chủ yếu trong công nghiệp luyện kim với các thiết bị mang vật chuyên dùng và chế độ làm việc rất nặng
Phía trên là phân loại cầu trục nhà thép tiền chế theo công dụng .
Phân loại theo cách dẫn động các cơ cấu
- Cầu trục dẫn động bằng tay: Các cơ cấu được dẫn động bằng hệ thống tời kéo tay (hệ thống đĩa xích kéo tay,…)
- Cầu trục dẫn động bằng điện: Các cơ cấu được dẫn động cơ điện (Palăng,…)
Theo kiểu dáng kết cấu dầm
- Cầu trục dầm đơn: dầm cầu của cầu trục một dầm thường là dầm chữ I hoặc dầm tổ hợp với các dầm thép tăng cứng cho dầm, cầu trục một dầm thường dùng pa lăng điện chạy dọc theo dầm chữ I nhờ cơ cấu di chuyển pa lăng
- Cầu trục dầm đôi: Hay còn gọi là cầu trục 2 dầm
- Cầu trục dầm kép: có các loại dầm hộp và dầm giàn không gian
- Cầu trục dầm hộp
- Cầu trục dầm giàn
Bên trên là phân loại cầu trục nhà thép tiền chế theo kiểu dáng kết cấu dầm .
Theo cách tựa của dầm cầu lên đường ray di chuyển của cầu trục
Cầu trục nhà thép tiền chế phân loại theo cách tựa của dầm cầu
- Cầu trục nhà thép tiền chế tựa
- Cầu trục treo
Theo cách bố trí cơ cấu di chuyển cầu trục
- Cầu trục dẫn động riêng
- Cầu trục dẫn động chung
- Ngoài ra theo nguồn dẫn có hai loại dẫn động bằng tay và dẫn động máy
Theo phạm vi phục vụ
Hiện cách phân loại cầu trục nhà thép tiền chế này rất đa dạng nó được gọi tên theo mục đích cẩu hàng như:
- Cầu trục cho cầu cảng: Với sức nâng hàng hóa lớn
- Cầu trục phòng nổ: Cho các nhà máy gas, khí, hầm lò than,…
- Cầu trục thủy điện: Phục vụ quá trình vận hành và làm việc khi lắp đặt sửa chữa thay thế tua bin máy phát, trạm nguồn,…
- Cầu trục luyện kim: Cầu trục làm việc trong các phân xưởng luyện kim có nhiệt độ rất cao
- Cầu trục gầu ngoạm: Cầu trục có móc cẩu dạng gầu ngoạm chuyên dụng để bốc vật liệu rời (than, cát…)
- Cầu trục mâm từ: Cầu trục có móc cẩu là các cụm nam châm điện chuyên dùng để bốc thép tấm,…
Cấu tạo của cầu trục nhà thép tiền chế
Cấu tạo cầu trục nhà tiền chế bao gồm 1 hoặc nhiều Pa lăng, gắn trên một khung xe con di chuyển trái phải, dọc theo dầm chính cầu trục dạng đơn hoặc đôi.
Dầm chính cầu trục được liên kết với dầm biên (cơ cấu di chuyển cầu trục) ở cả hai đầu dầm chính dạng gối đỡ bằng bu lông. Dầm biên đóng vai trò giúp cả bộ cầu trục di chuyển trên đường ray bố trí dọc chiều dài nhà xưởng
Chi tiết như sau:

Palang trong cầu trục
Palang (Hoist): là thiết bị chính, đóng vai trò nâng, hạ vật liệu và cơ cấu di chuyển dọc theo dầm chính (trái – phải). Thiết bị palang đồng bộ thường được nhập khẩu trực tiếp từ nhà sản xuất thiết bị uy tín, xuất xứ Trung Quốc, Hàn Quốc hoặc Nhật Bản. Palang cầu trục có 2 loại phổ biến là palang xích và palang cáp điện. Palang xích phù hợp với các loại cầu trục có sức nâng nhỏ từ 500kg đến 5 tấn.
Palang cáp điện có sức nâng từ 1 tấn trở lên với các loại tiêu chuẩn 1 tấn, 2 tấn, 3 tấn, 5 tấn, 7,5 tấn, 10 tấn, 15 tấn, 20 tấn, 30 tấn, 40 tấn, 50 tấn. Cả palang xích và palang cáp điện đều có đầy đủ cơ cấu tủ điện điều khiển, cơ cấu tang cuốn, động cơ, tay bấm điều khiển đi kèm.
Dầm chính cầu trục trong cấu tạo cầu trục nhà thép tiền chế
Dầm chính cầu trục (main girder): cấu tạo dạng chữ I. H hoặc dạng hộp, kiểu 1 dầm hoặc 2 dầm tùy vào loại cầu trục nhà thép tiền chế. Dầm chính cấu trục được thiết kế, chế tạo phù hợp với kích thước nhà xưởng thực tế của khách hàng.
Khi thiết kế dầm chính, cần tuân thủ nghiệm ngặt tiêu chuẩn chế tạo, an toàn thiết bị nâng TCVN 4244-2005 và đảm bảo độ võng dầm chính không vượt quá dung sai cho phép. Dầm biên hay dầm đầu (End Carriage): Cấu tạo dạng hộp, được gia công chính xác, gắn liền với bánh xe cầu trục và cơ cấu động cơ di chuyển cầu trục.
Thiết bị điện cầu trục: Bao gồm hệ thống cấp điện cho palang, hệ thống cấp điện cho cầu trục và bộ phận tủ điện điều khiển cầu trục.
Thông thường các thiết bị điện cho cầu trục được nhập khẩu 100% từ Đài Loan, Hàn Quốc và được tích hợp lên cầu trục sau khi tất cả các thiết bị cơ khí, kết cấu đã được tổ hợp hoàn chỉnh.
Trên thị trường hiện nay có một số thương hiệu thiết bị điện thông dụng như cáp điện Shentai, hệ máng C của Hardword và các linh kiện tủ điện của LS – Hàn Quốc, biến tần LS, Schnieder v.v
Vai trò của cầu trục trong sản xuất?
Nếu nhà xưởng phụ thuộc vào việc nâng hạ tải nặng của công nhân thì cầu trục trong nhà xưởng là một giải pháp cải thiện năng suất hiệu quả.
- Lắp ráp, ghá ghép sản phẩm: Dùng để di chuyển các bộ phận, bán thành phẩm trong dây chuyền sản xuất.
- Vận chuyển: Nâng hạ thành phẩm từ dây chuyền sản xuất lên phương tiện vận tải.
- Nâng giữ chi tiết: dùng để nâng giữ chi tiết đang sản xuất.
- Kho bãi: Vận chuyển hàng hóa nặng nhập và xuất kho.
Cách lắp đặt và lưu ý khi sử dụng cầu trục nhà thép tiền chế
Để có thể lắp đặt cầu trục đúng như tiêu chuẩn yêu cầu, chúng ta phải đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật đề ra theo bản vẽ thiết kế đã được duyệt. Trừ cabin điều khiển, giá lấy điện thanh quẹt sẽ bố trí như sau:
- Sơn chống rỉ và sơn trang trí cho toàn bộ cầu trục và cả các chi tiết rời.
- Lắp đặt hai dầm biên vào hai vị trí đầu dầm chính.
- Lắp đặt các bộ phận còn lại (sàn phụ, thanh dỡ, lan can).
- Dùng 2 cẩu có tải trọng tương ứng với tải trọng kết cấu của cầu trục lên đường ray.
- Cẩu buồng cầu trục đưa vào vị trí lắp đặt.
- Cẩu sàn phục vụ sửa chữa vào vị trí lắp.
- Lắp giá chắn bảo hiểm vào dầm.
- Cẩu và lắp đặt palăng vào dầm chính.
- Lắp đặt hệ thống cấp điện cho cầu trục và hệ thống nâng hạ cầu trục.
- Lắp đặt các đường dẫn điện từ nguồn vào tủ điện và buồng điều khiển.
- Kiểm tra độ võng và hoàn tất lắp đặt.
Trong quá trình hoạt động cầu trục nhà thép tiền chế có thể gặp phải những sự cố. Vì thế các doanh nghiệp hoặc các đơn vị nên tổ chức đào tạo cách sử dụng cầu trục cho công nhân cẩn thận.Vệ sinh, bảo hành, bảo dưỡng thường xuyên để hạn chế hỏng hóc xảy ra.
Cầu trục nên được lắp đặt phía trên cùng để không cản trở ánh sáng cần thiết. Hoặc lắp đặt đèn nhà xưởng có cầu trục treo thả gắn trực tiếp vào cầu trục.
Đèn treo nhà xưởng nên treo thả xuống dưới thấp hơn cầu trục nhưng tránh cầu trục để đảm bảo không bị che ánh sáng. Đồng thời trong quá trình hoạt động, cầu trục sẽ không tác động làm hỏng đèn.
Đơn vị thiết kế nhà xưởng hàng đầu tại việt nam
Vậy là trong bài viết trên chúng ta đã tìm hiểu kỹ về cầu trục nhà thép tiền chế để bổ sung thêm kiến thức cho các bạn trong ngành kết cấu thép.
Nam Trung được thành lập vào tháng 04 năm 2008, là doanh nghiệp cổ phần do các cổ đông có năng lực chuyên môn, giàu kinh nghiệm cùng lập lên. Trong quá trình phát triển, Nam Trung không ngừng đầu tư trang thiết bị phục vụ thi công cũng như cơ sở vật chất, máy móc phục vụ sản xuất.
Liên hệ với Công Ty Nam Trung
Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Thiết Kế & Xây Dựng Nam Trung
- Địa chỉ: 119 Lê Lợi, Phường Phú Mỹ, Thị xã Phú Mỹ
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu - Hotline: 0908 42 42 72
- Số điện thoại bàn: (0254) 392 3988 / 392 3989
- Phòng vật tư: 0908 573 272
- E-mail: info@namtrungcons.com
Leave A Comment