Cáp giằng là một loại vật liệu kim loại có độ dẻo dai được sử dụng phổ biến trong các công trình kết cấu thép để giữ cho cấu kiện được cân bằng và ổn định. Trong bài viết này, Nam Trung sẽ giúp bạn hiểu được những thông tin cơ bản của cáp giằng và ứng dụng trong xây dựng công trình kết cấu thép.
Mục lục
Khái niệm về cáp giằng
Cáp giằng là gì?
Cáp giằng còn được gọi là cáp neo giằng, được cấu tạo từ các loại dây cáp thép chuyên dùng trong lắp dựng nhà thép tiền chế. Chúng được sử dụng để liên kết các cấu kiện trong công trình xây dựng như cột, dầm kèo, khung kèo, xà gồ,… nhằm tăng độ liên kết giữa các cấu kiện với nhau và đảm bảo cho quá trình xây dựng, lắp đặt diễn ra an toàn và ổn định.

Phân loại cáp giằng trong xây dựng
Có 2 loại cáp giằng được sử dụng phổ biến trong xây dựng hiện nay là:
Cáp thép mạ kẽm
- Được cấu tạo từ nhiều sợi thép làm từ thép cacbon nguyên chất xoắn lại với nhau nên hàm lượng cacbon trong dây cáp rất lớn. Bên cạnh đó, bề mặt của các dây cáp đều được mạ thêm một lớp kẽm nên cáp thép mạ kẽm có độ bền cao, chất lượng tốt nhưng trọng lượng lại rất nhẹ.
- Cáp thép mạ kẽm thường có quy cách là: 6×12+7FC, 6×19+FC (đường kính từ 3mm – 16mm), 6×37+FC (đường kính từ 16mm – 20mm).

Cáp thép bọc nhựa
Được cấu tạo từ các sợi thép cacbon kéo nguội theo dây chuyền công nghệ hiện đại và được mạ một lớp kẽm bằng phương pháp điện phân. Bên ngoài những sợi thép này được bọc lớp nhựa dẻo như Polypropylene, Nylon hoặc Polyethylene ở công đoạn hoàn thiện trên dây chuyền sản xuất tự động.
Cáp thép bọc nhựa có đường kính từ 3mm – 16mm tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của từng công trình.
Nhìn chung, hai loại cáp này đều có những ưu điểm như trọng lượng nhẹ, mềm dẻo, linh hoạt giúp quá trình lắp đặt dễ dàng. Ngoài ra, hai loại cáp này có chi phí thấp nhất trong các loại cáp nhưng mang lại hiệu quả rất cao nên được rất nhiều nhà đầu tư lựa chọn .
Cáp thép bọc nhựa có độ bền cao hơn cáp thép mạ kẽm nhưng chi phí cũng cao hơn. Vì vậy, tùy thuộc vào quy mô và thời gian sử dụng nhà thép mà lựa chọn loại cáp phù hợp nhất.
Tùy thuộc vào kích cỡ, thời gian sử dụng (neo tạm thời hay neo cố định) của các cấu kiện và độ bền của tổng thể nhà thép để lựa chọn các loại dây cáp có đường kính lớn nhỏ khác nhau.

Công dụng của cáp giằng trong xây dựng
Cáp giằng được ứng dụng phổ biến trong các công trình xây dựng nhờ những công dụng như:
- Giúp tăng độ cứng của kết cấu: Cáp giằng được ứng dụng để tăng độ cứng của các kết cấu xây dựng như cầu, cầu vượt, tòa nhà cao tầng và các công trình khác. Cáp được đặt trong kết cấu và căng chặt để giữ cho kết cấu không bị uốn cong dưới tác động của tải trọng.
- Tạo sự ổn định cho các kết cấu: Khi các kết cấu không được giữ ổn định, chúng có thể bị biến dạng hoặc đổ sập. Do đó, cáp giằng được đặt trong các kết cấu nhằm giữ cho chúng luôn trong trạng thái ổn định.
- Giảm chi phí xây dựng: Khi sử dụng cáp này các kết cấu có thể được thiết kế mỏng hơn mà vẫn đảm bảo độ cứng và ổn định. Điều này giúp giảm chi phí nguyên vật liệu và cả chi phí lao động.
- Tạo ra hiệu ứng thẩm mỹ: Khi thiết kế một kết cấu với cáp giằng, chúng ta có thể tạo ra các hình dạng độc đáo và tạo ra một hiệu ứng thẩm mỹ đẹp mắt.

Ứng dụng trong nhà thép tiền chế
Trong quá trình xây dựng nhà thép tiền chế, cáp giằng là vật liệu quan trọng và được sử dụng xuyên suốt từ giai đoạn đầu tiên đến giai đoạn cuối cùng để giằng các cấu kiện với nhau. Các giai đoạn giằng được thực hiện theo trình tự như sau:
Giằng cột
Dùng cáp giằng tạm ở hai phía cột, một đầu để cố định gắn vào cánh ngoài cột ngay dưới bản mã đầu cột, đầu còn lại nối vào bát sắt chữ V nối 2 bulong neo với nhau.
Lắp dựng cột kết hợp xà gồ giằng các cột lại với nhau và cân chỉnh ngay ngắn rồi tiến hành lắp dựng kèo.

Giằng dầm kèo
Dùng cáp giằng tạm thời và giằng chống xà gồ vào dầm kèo.
Dùng dây giằng tạm về hai phía giữa mỗi bán kèo, bulong chân cột giằng vào bát sắt chữ V. Dây cáp và khóa cáp dùng để móc và kéo thủ công xà gồ lên mái.
Thả lỏng giằng rồi lắp toàn bộ cáp giằng chéo vĩnh cửu của cột và dầm kèo cho gian khóa. Sau đó cân chỉnh khung và kéo căng dây giằng. Kết hợp xà gồ mái, xà gồ vách với cáp giằng công tác để định vị và liên kết các khung kèo lại với nhau.


Giằng đầu hồi
Kéo căng dây cáp để giữa đầu hồi, một đầu dây lắp vào đỉnh đầu hồi, đầu còn lại lắp vào các khung giữ cố định.
Cáp giằng dùng đầu hồi thường có đường kính lớn hơn loại cáp cho các cấu kiện khác.


Giằng mái
Cáp giằng thường dùng để lợp mái nhà khung thép giữ cho mái chắc chắn, tránh bị tốc và bay khi có gió bão.

Trên đây là khái niệm về cáp giằng và ứng dụng trong xây dựng công trình kết cấu thép mà các nhà thầu và chủ đầu tư cần biết trước khi bắt đầu thiết kế và thi công. Nam Trung hy vọng bài viết sẽ đem lại những thông tin bổ ích đến bạn! Nếu bạn đang tìm đơn vị xây dựng công trình nhà thép, liên hệ ngay với Nam Trung qua Hotline 0908 42 42 72 để được tư vấn chi tiết.
Leave A Comment